Corporate Finance Overview

Players in Corporate Finance

Tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance) có thể bao gồm những công việc rất đa dạng, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Có bốn thành phần chính trong Corporate Finance:

  1. Doanh nghiệp (Corporates)
  2. Ngân hàng (Banks)
  3. Quỹ đầu tư (Institutional Investors)
  4. Nhà đầu tư (Retail Investors)
Bên Bán (Sell-Side) và Bên Mua (Buy-Side)

Bốn thành phần chính trên được chia làm hai nhóm khác nhau: Bên Bán và Bên Mua.

Ngân hàng được xếp vào “Bên Bán” (Sell-Side).

  • Các doanh nghiệp cần vốn để phát triển. Họ sẽ phát hành cổ phiếu (stock), trái phiếu (bonds), và các loại chứng từ có giá trị khác (other securities).
  • Ngân hàng thay mặt các doanh nghiệp chào bán những sản phẩm tài chính đã phát hành cho các nhà đầu tư trên thị trường.

Các quỹ đầu tư (Institutions) được xếp vào “Bên Mua” (Buy-Side). Họ sẽ mua cổ phiếu, trái phiếu do doanh nghiệp phát hành trực tiếp (IPO) hoặc qua các ngân hàng trung gian. Đổi lại họ sẽ được chia cổ tức và quyền sở hữu công ty.

  • Những người quản lý quỹ (Fund Manager) sẽ dùng tiền của các nhà đầu tư đơn lẻ (Retail Investors) góp vào để thực hiện các thương vụ đầu tư.
  • Nhà đầu tư riêng lẻ (Retail Investors) có thể là cá nhân (Individuals), hoặc thậm chí là những ngân hàng, quỹ đầu tư khác.
Financial derivatives

Tóm lại, khi nói đến Corporate Finance, điều quan trọng là nhận biết được sự khác nhau giữa Bên Bán (Sell-Side) và Bên Mua (Buy-Side). Hai bên này tạo nên bức tranh tổng thể hoàn chỉnh của thị trường tài chính, và không thể tách rời nhau.

  • Buy-Side: là một bên của thị trường tài chính, chuyên mua và đầu tư một phần lớn cổ phiếu, trái phiếu cho mục đích sinh lợi nguồn tiền họ đang quản lý.
  • Sell-Side: là bên khác của thị trường tài chính, chuyên tạo ra, quảng cáo, và bán các sản phẩm tài chính cho thị trường

Do tính chất công việc chủ yếu là về bán hàng, Sell-Side luôn có nhiều cơ hội hơn cho các bạn muốn trở thành chuyên gia phân tích hơn là bên Buy-side.

Thông tin chung về Bên Bán

Phía bán (Sell-Side) của thị trường vốn (Capital Markets) có các chuyên gia đại diện cho các doanh nghiệp muốn tăng vốn bằng cách BÁN cổ phiếu, trái phiếu, hoặc các chứng từ có giá trị (Securities). Bên bán (Sell-Side) chủ yếu bao gồm ngân hàng đầu tư (Investment bank), các hãng tư vấn (Advisory Firm) hoặc các công ty khác xúc tiến việc bán cổ phiếu/trái phiếu thay mặt cho khách hàng của họ (là doanh nghiệp /Corporates).

Ví dụ một công ty muốn có vốn để xây dựng một nhà máy mới sẽ liên hệ với một ngân hàng đầu tư và yêu cầu họ giúp phát hành nợ (Debt) hoặc tăng vốn chủ sở hữu (Equity) bằng cách bán cổ phiếu để có tiền cho dự án.

Ngân hàng đầu tư này sẽ chuẩn bị một nghiên cứu, trong đó có sử dụng rất nhiều những mô hình tài chính (Financial Modeling), để xác định những gì họ tin là các nhà đầu tư sẽ nghĩ là công ty đó có giá trị bao nhiêu. Tiếp theo họ sẽ triển khai một chiến dịch marketing đa dạng để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Và đó là khi Bên Mua (Buy-Side) nhập cuộc.

Thông tin chung về Bên Mua

Bên Mua (Buy-Side)của thị trường vốn, chúng ta có các chuyên gia và các nhà đầu tư là những người có tiền (money/capital) để mua những gì Bên Bán chào hàng. Bên Bán (Sell-Side) có thể bán cổ phiếu phổ thông (Common Shares), cổ phiếu ưu đãi (Preferred Shares), trái phiếu doanh nghiệp (Corporate Bonds), tải sản phái sinh (Derivative Assets), hoặc rất nhiều những sản phẩm tài chính khác do bên bán phát hành.

Ví dụ một công ty quản lý tài sản (Asset Management) có một nguồn vốn chuyên để đầu tư vào các công ty năng lượng mới. Người quản lý các dự án đầu tư (Portfolio Manager) của công ty đang tìm kiếm những cơ hội để sử dùng nguồn vốn đó mua những cổ phiếu mà anh ta tin là hấp dẫn nhất trong ngành công nghiệp này. Một ngày, một chuyên gia từ một ngân hàng đầu tư lớn gọi điện cho Portfolio Manager và thông báo rằng sắp tới sẽ có vụ chào bán cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng (Initial Public Offering – IPO) của một công ty giàu tiềm năng trong lĩnh vực năng lượng mới.

Với thông tin và sự tư vấn từ ngân hàng đầu tư, người quản lý Portfolio Manager quyết định sẽ mua cổ phiếu của công ty đó. Và như vậy dòng tiền đã chảy từ Bên Mua sang Bên Bán.

Corporate Finance Courses
Vai trò của Bên Bán và Bên Mua

Có một số khác biệt cơ bản giữa Bên Bán và Bên Mua trong thị trường tài chính. Sự khác biệt chính đến từ vai trò của mỗi bên đối với khách hàng của mình.

Vai trò của Bên Bán:

  • Tư vấn các khách hàng doanh nghiệp trong những thương vụ lớn
  • Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tăng vốn, bao gồm cả vốn vay và bán cổ phiếu
  • Tư vấn các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A)
  • Xây dựng mối quan hệ mới với các doanh nghiệp
  • Quảng cáo và bán các sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh và nhiều sản phẩm khác)
  • Tạo thanh khoản cho các sản phẩm tài chính được niêm yết
  • Giúp khác hàng đặt lệnh mua hoặc bán
  • Cung cấp nghiên cứu về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán
  • Thực hiện xây dựng các mô hình tài chính (financial modeling) và định giá doanh nghiệp (business valuation)

Vai trò của Bên Mua:

  • Quản lý tiền của khách hàng
  • Ra các quyết định đầu tư (mua, giữ, hoặc bán)
  • Tạo ra lợi nhuận tốt nhất cho vốn đầu tư, phù hợp với mức độ rủi ro được tính toán
  • Thực hiện các nghiên cứu về cơ hội đầu tư
  • Thực hiện xây dựng các mô hinh tài chính và định giá doanh nghiệp
  • Tìm nhà đầu tư góp vốn cho công ty quản lý
  • Tăng trưởng các tài sản đang quản lý
Bên Bán và Bên Mua kiếm tiền như thế nào?

Bên Mua kiếm tiền từ các hoạt động giao dịch mua thấp (buy low) và bán cao (sell high). Họ phải tạo ra giá trị bằng cách phát hiện và mua những tài sản đang được định giá thấp. Ví dụ một chuyên gia phân tích thuộc một công ty Bên Mua đang theo dõi giá cổ phiếu của một công ty công nghệ và thấy nó giảm so với giá các cổ phiếu công nghệ khác trong khi tình hình hoạt động của công ty đó vẫn tốt. Chuyên gia phân tích khi đó có thể đưa ra một giả thuyết là giá cổ phiếu đó sẽ tăng trong tương lai gần. Dựa theo nghiên cứu của chuyên gia phân tích, công ty Bên Mua sẽ xem xét khả năng mua vào một lượng cổ phiếu đang có giá tốt đó. Lưu ý Bên Mua thường phải nghiên cứu rất kỹ trước khi mua và các quyết định mua vào cũng không được đưa ra nhiều.

Bên Bán kiếm tiền từ phí môi giới (Fees) và phần thưởng dựa theo doanh số bán hàng (Commissions). Bởi vậy không giống như Bên Mua, Bên Bán có mục tiêu chính là thực càng nhiều các thương vụ càng tốt.

Nghề nghiệp Bên Bán (Sell-side Careers)

Các công việc chính của Bên Bán bao gồm:

  • Investment banking
  • Equity research
  • Sales and Trading
  • Commercial and Corporate Banking

Các kỹ năng cần có của Bên Bán (Sell-side Skills)

  • Data Analytics
  • Financial Accounting
  • Business Valuation
  • Financial Derivatives
  • Research Report
  • Client Relationship Management
  • Selling and Closing Deals
Nghề nghiệp Bên Mua (Buy-side Careers)

Các chuyên gia phân tích thường chuyển sang Bên Mua sau một số năm làm việc ở Bên Bán. Các ngân hàng đầu tư là môi trường đào tạo tuyệt vời, với những người mới gia nhập thường làm nhiều công việc khác nhau cho Bên Bán từ hai đến bốn năm. Sau khoảng thời gian đó, họ có thể xem xét chuyển sang Bên Mua.

Sau đây là một số những hướng nghề nghiệp chính của Bên Mua:

  • Portfolio Management
  • Private Equity
  • Venture Capital
  • Hedge Funds

Các kỹ năng cần có của Bên Mua (Buy-side Skills)

Các kỹ năng cần có của Sell-Side và Buy-Side là rất giống nhau, tuy nhiên Bên Mua chủ yếu tập trung kỹ thuật phân tích hơn là khả năng bán hàng. Bởi vậy Bên Mua thường thu hút những người có thiên hướng nghiên cứu độc lập và ít ngoại giao hơn (mặc dù đây chỉ là sự khái quát tương đối rộng).

Những người làm việc Bên Mua cần sự am hiểu về:

  • Data Analytics
  • Financial Accounting
  • Business Valuation
  • Financial Derivatives
  • Research Report
  • High Achiever (reach target rates of return for assets under his/her management)

Chương trình đào tạo của Capital Business School sẽ cung cấp cho các bạn tất cả những kiến thức và kỹ năng cần thiết nêu trên.