“Equity Research” là nghiên cứu về hoạt động kinh doanh và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp để đưa ra quyết định mua hay bán cổ phiếu của những công ty đó. Nghiên cứu này cũng có thể áp dụng với chủ đầu tư tiềm năng muốn xác định giá trị của doanh nghiệp trước khi mua.
Tâm lý chung là so với “Investment Banking“, “Equity Research” có vẻ không thu hút bằng và có thu nhập thấp hơn. Tuy nhiên thực tế không hoàn toàn như vậy. Mỗi công việc có vai trò, trách nhiệm, và số giờ làm việc khác nhau. “Equity Research” cũng rất hấp dẫn cho những người có tính cách và khả năng phù hợp.
“Equity Research” có khuynh hướng tập chung vào một số chủ đề sau.
Phân tích tài chính
Tính toán các chỉ số khác nhau (Ratios) trong báo cáo tài chính của một công ty và so sánh chúng với tiêu chuẩn chung (Baseline) của các doanh nghiệp khác trong cùng ngành công nghiệp để xác định tình hình tài chính, thu nhập và dòng tiền của công ty đó.
Phân tích báo cáo tài chính cũng có thể chỉ ra những yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu của công ty trong tương lai. Những khoản vay có thể dẫn đến khó khăn trong việc chi trả và có thể làm công ty phá sản nếu điều này xảy ra.
Dự báo
Kết hợp phân tích báo cáo tài chính với dự báo hoạt động của công ty trong tương lai. Những nghiên cứu này có thể liên quan đến xây dựng mô hình tài chính (Financial Modeling) cho những kịch bản khác nhau để đánh giá xem chúng ảnh hưởng đến công ty và giá trị cổ phiếu như thế nào.
“Equity Research” phù hợp với người nào?
- Có khả năng làm việc độc lập
- Chú ý đến chi tiết
- Nhạy bén
- Tư duy toán học
- Hướng nội
Điểm bắt đầu
Các chuyên gia bắt đầu làm việc ở bộ phận Equity Research thường được tuyển mộ từ những chương trình MBA trên toàn thế giới. Thông thường sẽ mất từ hai đến bốn năm làm việc ở vị trí chuyên gia phân tích trước khi trở thành giám đốc bộ phận Equity Research.
Chuẩn bị nghề nghiệp
Kiến thức chắc chắn về Corporate Finance là vô cùng quý giá để chuẩn bị cho nghề nghiệp trong một ngân hàng đầu tư.
Điều rất quan trọng là các bạn cần có hiểu biết vững vàng về Financial Accouting. Tiếp theo đó là cách xác định giá trị của một doanh nghiệp hay một dự án đầu tư mới (Corporate Valuation). Các bạn cũng không thể bỏ qua thị trường chứng khoán phái sinh (Financial Derivative Assets). Và sự nắm bắt những nguyên lý hoạt động của thị trường tài chính (Capital Markets) sẽ là cơ sở cho công việc hàng ngày của bạn.
Nếu bạn muốn có tất cả những kiến thức và kỹ năng này thì chương trình đạo tào chuyên sâu về tài chính (Corporate Finance Series) của chúng tôi sẽ giúp bạn một cách nhanh và hiệu quả nhất.