Investment Banking Career Path

Bộ phận ngân hàng đầu tư (Investment Banking DivisionIBD) trực thuộc một ngân hàng đầu tư giúp chính phủ, các tập đoàn, và các công ty tìm vốn hoặc hoàn thành các thương vụ mua bán, sáp nhập (Meargers and Acquisitions, M&A). Làm việc cho ngân hàng đầu tư rất khắc nghiệt với số giờ làm việc trung bình một tuần là 100 giờ. Mức độ cạnh tranh để ứng tuyển cho mỗi vị trí công việc là rất lớn, tuy nhiên mức đãi ngộ rất cao, và được mọi người ngưỡng mộ.

Tính cách thích hợp với nghề nghiệp trong ngân hàng đầu tư
  • Có tham vọng lớn
  • Khả năng cạnh tranh
  • Tư duy toán học
  • Chú ý đến chi tiết
  • Giao tiếp tốt và trình bày ý tưởng mạch lạc, rõ ràng

Các bạn hãy xem <link> Equity Research <link> tương phản với Investment Banking như thế nào.

Điểm khởi đầu (Entry point)

Có hai vị trí nếu các bạn muốn bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư: Analyst Associate.

Analysts được tuyển dụng từ các ứng viên mới tốt nghiệp đại học, còn Associates có bằng MBA hoặc các chương trình cao học khác.

Chuẩn bị nghề nghiệp

Kiến thức chắc chắn về Corporate Finance là vô cùng quý giá để chuẩn bị cho nghề nghiệp trong một ngân hàng đầu tư.

Điều rất quan trọng là các bạn cần có hiểu biết vững vàng về Financial Accouting. Tiếp theo đó là cách xác định giá trị của một doanh nghiệp hay một dự án đầu tư mới (Corporate Valuation). Các bạn cũng không thể bỏ qua thị trường chứng khoán phái sinh (Financial Derivative Assets). Và sự nắm bắt những nguyên lý hoạt động của thị trường tài chính (Capital Markets) sẽ là cơ sở cho công việc hàng ngày của bạn.

Nếu bạn muốn có tất cả những kiến thức và kỹ năng này thì chương trình đạo tào chuyên sâu về tài chính (Corporate Finance Series) của chúng tôi sẽ giúp bạn một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Financial Planning & Analysis

Financial Planning & Analysis (FP&A) là bộ phận chuyên trách về tài chính trực thuộc doanh nghiệp. Chức năng của bộ phận này là cung cấp cho ban lãnh đạo những thông tin và phân tích tài chính cần thiết để họ đưa ra các quyết định chiến lược về hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận này cũng chịu trách nhiệm về ngân sách hàng năm của công ty, cũng như quản lý các mô hình dự báo dòng tiền, phân tích rủi ro, và các công cụ tài chính khác. Các chuyên gia của bộ phận FP&A có thể cùng làm việc với phòng kế toán để thảo luận về dòng tiền và các chi phí. Họ cũng có thể được bố trí cùng làm việc với bộ phận Phát triển Doanh nghiệp (Corporate Development) trong các cơ hội mua bán, sáp nhập.

Tính cách phù hợp với FP&A
  • Có tư duy phân tích
  • Chú ý đến chi tiết
  • Khả năng làm việc độc lập
  • Giao tiếp tốt và trình bày ý tưởng mạch lạc, rõ ràng
  • Xây dựng và phát triển quan hệ tốt với các bộ phận khác trong cùng doanh nghiệp
Tại sao nên làm việc cho bộ phận FP&A?

Làm việc cho bộ phận Phân tích và Lập kế hoạch Tài chính (Financial Planning & Analysis) trong một doanh nghiệp lớn có thể là một hướng phát triển nghề nghiệp rất thú vị. Các chuyên gia phân tích có cơ hội thực hiện những mô hình tài chính cực kỳ chi tiết và quan trọng cho lãnh đạo doanh nghiệp trong quá trình ra những quyết định chiến lược. Bộ phận này thông thường làm việc rất chặt chẽ với giám đốc tài chính (CFO) và giúp hỗ trợ những quyết định về sử dụng vốn đầu tư, ngân sách hoạt động, và kế hoạch phát triển dài hạn. Thêm vào đó FP&A thường xuyên hợp tác với bên Corporate Development mỗi khi có thương vụ M&A.

Bộ phận phân tích và lập kế hoạch tài chính có môi trường làm việc ổn định. Khi kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi hoặc khi có nhiều biến động, các chuyên gia phân tích luôn được cần đến . Số lượng nhân sự của bộ phận này cũng khá ổn định, mọi người cùng làm việc với nhau trong thời gian dài nên rất hiểu nhau và cùng hỗ trợ nhau.

Những trách nhiệm chính của một chuyên gia Financial Planning & Analysis (FP&A):
  • Thực hiện phân tích số liệu tài chính và sản xuất
  • Xây dựng và quản lý cở sở dữ liệu tài chính của công ty
  • Chuẩn bị báo cáo tài chính sử dụng trong nội bộ công ty bằng cách thu thập, phân tích, tổng hợp và trình bày thông tin
  • Đánh giá các dự án mới và cơ hội đầu tư bằng cách so sánh chúng với nhau
  • Định giá các tài sản của công ty bằng cách xem xét tình trạng và thời hạn sử dụng của chúng
  • Khuyến nghị tỉ lệ hợp lý giữa vốn chủ sở hữu với các khoản vay nợ và xem xét chi phí vốn đầu tư của công ty
  • Xây dựng ngân sách và dự báo tình hình kinh doanh của công ty trong tương lai
  • Xây dựng và duy trì một mô hình tài chính có thể phản ánh chi tiết hoạt động kinh doanh của công ty hiện tại và trong tương lai
  • Thực hiện các phân tích đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo

Chức vụ ban đầu trong bộ phận FP&A là chuyên viên phân tích. Sẽ mất khoảng hai đến năm năm để thăng tiến lên các chức vụ cao hơn như quản lý hoặc giám đốc. Có khá nhiều lãnh đạo công ty là những người bắt đầu từ FP&A. Vì vậy FP&A có thể là bệ phóng lên chức vụ cao cấp cho các bạn có hoài bão lớn.

Làm thế nào để trở thành chuyên gia phân tích tài chính đẳng cấp thế giới?

Kiến thức và kỹ năng cần có

Kiến thức chắc chắn về Corporate Finance là vô cùng quý giá để chuẩn bị cho vai trò phân tích và lập kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp.

Điều rất quan trọng là các bạn cần có hiểu biết vững vàng về Financial Accouting. Tiếp theo đó là cách xác định giá trị của một doanh nghiệp hay một dự án đầu tư mới (Corporate Valuation). Các bạn cũng không thể bỏ qua thị trường chứng khoán phái sinh (Financial Derivative Assets). Và sự nắm bắt những nguyên lý hoạt động của thị trường tài chính (Capital Markets) sẽ là cơ sở cho công việc hàng ngày của bạn.

Bạn cũng cần thành thạo Excel và trình bày báo cáo trên PowerPoint.

Nếu bạn muốn có tất cả những kiến thức và kỹ năng này thì chương trình đạo tào chuyên sâu về tài chính (Corporate Finance Series) của chúng tôi sẽ giúp bạn một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Chúng tôi hy vọng đây là những hướng dẫn có ích cho những người muốn chở thành một chuyên gia phân tích FP&A. Để chuẩn bị cho con đường sự nghiệp này, chúng tôi khuyên bạn nên tăng cường kiến thức và kỹ năng với những khóa học sau:

Corporate Development Careers

Bộ phận Phát triển doanh nghiệp (Corporate Development) chịu trách nhiệm thực hiện các thương vụ sáp nhập (Mergers & Acquisitions) để mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Họ cũng có thể thu hẹp quy mô của doanh nghiệp bằng cách bán đi những dự án không còn được ưu tiên đầu tư nữa. Các chuyên gia trong vai trò phát triển doanh nghiệp sẽ cùng làm việc với các ngân hàng đầu tư để xác định đối tượng sẽ mua hoặc bán và đàm phán các điều khoản cần thiết. Họ cũng sẽ chuẩn bị phát hành cổ phiếu hoặc vay vốn để đầu tư cho thương vụ mua bán này nếu cần thiết.

Thông thường chỉ có những công ty hay tập đoàn lớn mới có bộ phận chuyên trách phát triển doanh nghiệp. Đó là vì công việc này không thường xuyên và chỉ những doanh nghiệp có nguồn lực lớn mới có khả năng duy trì nhân sự trong vai trò như vậy.

Phần lớn mọi người sẽ bắt đầu với vai trò một nhân viên, sau đó sẽ thăng tiến dần lên những vị trí cao hơn. Sẽ mất từ hai đến bốn năm để các bạn được đề bạt lên một chức vụ cao hơn. Sau tám đến mười năm làm việc, các bạn có thể là ứng viên cho chức vụ CFO hoặc thậm chí là CEO của doanh nghiệp. Corporate Developemt thực sự là một bệ phóng nghề nghiệp tốt.

Tính cách phù hợp với Corporate Development
  • Có tham vọng lớn
  • Khả năng đàm phán và thuyết phục người khác
  • Chú ý đến chi tiết
  • Giao tiếp tốt và trình bày ý tưởng mạch lạc, rõ ràng
  • Xây dựng và phát triển quan hệ
  • Truyền cảm hứng và sự tự tin
Kiến thức và kỹ năng cần có

Kiến thức chắc chắn về Corporate Finance là vô cùng quý giá để chuẩn bị cho vai trò phát triển doanh nghiệp (Corporate Development).

Điều rất quan trọng là các bạn cần có hiểu biết vững vàng về Financial Accouting. Tiếp theo đó là cách xác định giá trị của một doanh nghiệp hay một dự án đầu tư mới (Corporate Valuation). Các bạn cũng không thể bỏ qua thị trường chứng khoán phái sinh (Financial Derivative Assets). Và sự nắm bắt những nguyên lý hoạt động của thị trường tài chính (Capital Markets) sẽ là cơ sở cho công việc hàng ngày của bạn.

Nếu bạn muốn có tất cả những kiến thức và kỹ năng này thì chương trình đạo tào chuyên sâu về tài chính (Corporate Finance Series) của chúng tôi sẽ giúp bạn một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Corporate Career Overview

Các doanh nghiệp là các công ty cổ phần hay tư nhân hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Các doanh nghiệp được nói đến như bên phát hành (“issuers”) bởi vì họ là những đơn vị tạo ra cổ phiếu và trái phiếu. Thông thường doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng đầu tư. Ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp vay vốn hoặc giúp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra thị trường.

Các vị trí làm việc về tài chính trong một doanh nghiệp có thể đa dạng, nhưng thường được xếp chung vào những vai trò sau:

Các chuyên gia tài chính trong doanh nghiệp có thể khác nhau rất nhiều về xuất phát điểm, kinh nghiệm, học vấn, và tính chuyên nghiệp. Không giống như trong các tổ chức chuyên về tài chính như ngân hàng, các chuyên gia tài chính làm việc trong một doanh nghiệp có thể phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau để hỗ trợ cho hoạt động chung của toàn doanh nghiệp.

Làm việc trong bộ phận tài chính của một doanh nghiệp cũng yêu cầu các chuyên gia tài chính am hiểu về lĩnh vực công ty hoạt động. Ví dụ làm việc trong một công ty xây dựng sẽ cho phép các chuyên gia nắm được những những đặc thù khi lập giá thành một dự án xây dựng và những quy định đấu thầu riêng biệt. Những kiến thức và kinh nghiệm này có thể rất có lợi sau này khi các chuyên gia muốn chuyển sang làm việc cho các quỹ đầu tư mà xây dựng là một trong những ngành ưu tiên để rót vốn.

Con đường thăng tiến cho các chuyên gia tài chính trong một doanh nghiệp rất rộng mở. Ngày nay có không ít các giám đốc tài chính (CFO) được đề bạt lên vị trí lãnh đạo công ty (CEO).

Buy-Side Research Overview

Bộ phận nghiên cứu của các quỹ đầu tư có trách nhiệm đưa ra những phương án kinh doanh cho lãnh đạo phê duyệt. Đây là vị trí đòi hỏi rất cao về khả năng và kinh nghiệm làm việc. Số giờ làm việc trung bình mỗi tuần cũng từ 70 giờ trở lên. Có rất nhiều cạnh tranh cho mỗi vị trí làm việc, và mức đãi ngộ cao tương xứng với hiệu quả công việc. Vai trò của bộ phận nghiên cứu Bên Mua (Buy-Side) cũng giống như vai trò của Equity Research tại một ngân hàng đầu tư (Sell-Side), mặc dù là có sự tập trung vào nội bộ nhiều hơn.

“Buy-side” Research phù hợp với người nào?
  • Có khả năng làm việc độc lập
  • Chú ý đến chi tiết
  • Nhạy bén
  • Khả năng tư duy toán học
  • Hướng nội
Buy-side Research – Điểm khởi đầu

Bằng MBA là bước đầu tiên trước khi có thể ứng tuyển vào công việc Buy-side Research. Các bạn sẽ dành từ hai đến ba năm ở vị trí ban đầu sau đó sẽ được đề cử lên những vị trí cao hơn.

Kiến thức và kỹ năng cần có

Kiến thức chắc chắn về Corporate Finance là vô cùng quý giá để chuẩn bị cho vị trí quản lý tài sản và các hạng mục đầu tư.

Điều rất quan trọng là các bạn cần có hiểu biết vững vàng về Financial Accouting. Tiếp theo đó là cách xác định giá trị của một doanh nghiệp hay một dự án đầu tư mới (Corporate Valuation). Các bạn cũng không thể bỏ qua thị trường chứng khoán phái sinh (Financial Derivative Assets). Và sự nắm bắt những nguyên lý hoạt động của thị trường tài chính (Capital Markets) sẽ là cơ sở cho công việc hàng ngày của bạn. Nếu bạn muốn có tất cả những kiến thức và kỹ năng này thì chương trình đạo tào chuyên sâu về tài chính (Corporate Finance Series) của chúng tôi sẽ giúp bạn một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Portfolio Management Overview

Một người quản lý các hạng mục đầu tư (Portfolio Manager – PM) sẽ thay mặt khách hàng của mình để xây dựng, tuyển chọn, và giám sát những dự án đầu tư. PM có trách nhiệm duy trì một tập hợp các tài sản và chiến lược đầu tư phù hợp theo yêu cầu của khách hàng. Thông thường đó là chiến lược giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận.

Tính cách phù hợp với Portfolio Management
  • Suy nghĩ sâu sắc
  • Khả năng toán học
  • Chú ý đến chi tiết
  • Giao tiếp tốt và trình bày ý tưởng mạch lạc, rõ ràng
  • Xây dựng và phát triển quan hệ
Điểm khởi đầu

Một Portfolio Manager (PM) thường sẽ bắt đầu sự nghiệp như là một chuyên gia phân tích tài chính trong nhóm nghiên cứu Equity Research. Với kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được từ vị trí ban đầu này, chuyên gia đó thăng tiến dần lên để trở thành một Portfolio Manager (PM). Vị trị PM thường là giai đoạn phát triển nghề nghiệp về sau trong lĩnh vực quản lý đầu tư, vì vậy nó có thể mất nhiều năm trước khi một chuyên gia phân tích tài chính hoặc mua bán cổ phiếu có thể đủ năng lực để trở thành một Portfolio Manager (PM).

Chuẩn bị kiến thức

Kiến thức chắc chắn về Corporate Finance là vô cùng quý giá để chuẩn bị cho vị trí quản lý tài sản và các hạng mục đầu tư.

Điều rất quan trọng là các bạn cần có hiểu biết vững vàng về Financial Accouting. Tiếp theo đó là cách xác định giá trị của một doanh nghiệp hay một dự án đầu tư mới (Corporate Valuation). Các bạn cũng không thể bỏ qua thị trường chứng khoán phái sinh (Financial Derivative Assets). Và sự nắm bắt những nguyên lý hoạt động của thị trường tài chính (Capital Markets) sẽ là cơ sở cho công việc hàng ngày của bạn.

Nếu bạn muốn có tất cả những kiến thức và kỹ năng này thì chương trình đạo tào chuyên sâu về tài chính (Corporate Finance Series) của chúng tôi sẽ giúp bạn một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Private Equity Career Overview

Private Equity Funds là những nhà đầu tư thuộc Bên Mua (Buy-Side). Họ sẽ trực tiếp đàm phán để mua toàn bộ công ty hoặc một phần đáng kể quyền sở hữu của công ty đó (ngược lại với việc mua qua các ngân hàng đầu tư trung gian).

Private Equity (PE) là một bước chuyển tiếp về nghề nghiệp cho các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư (Investment Bankers – IB). Với kinh nghiệm làm việc bên bán (Sell-Side), những chuyên gia này sẽ có nhiều lợi thế khi chuyển sang bên mua (Buy-Side). Một số vị trí trong lĩnh vực PE sẽ không phải tiếp xúc nhiều với khách hàng nữa. Tuy nhiên những quản lý cấp cao sẽ cần gây quỹ và huy động vốn, và như vậy sẽ đòi hỏi rất nhiều về xây dựng và duy trì mối quan hệ với nhiều đối tác khác nhau.

Tính cách phù hợp với Private Equity
  • Có tham vọng lớn
  • Khả năng cạnh tranh cao
  • Tư duy toán học
  • Chú ý đến chi tiết
  • Giao tiếp tốt và trình bày ý tưởng mạch lạc, rõ ràng
  • Xây dựng và phát triển quan hệ
Private Equity – Điểm khởi đầu

Để bắt đầu các bạn có hai lựa chọn: Tốt nghiệp MBA hoặc đã từng làm cho một ngân hàng đầu tư. Các vị trị “Associates” thường được tuyển mộ từ các chương trình MBA danh tiếng. Những người tốt nghiệp MBA có thể có hoặc không kinh nghiệm làm việc cho ngân hàng trước đây. Những người đã có kinh nghiệm làm việc cho một ngân hàng đầu tư cũng được các quỹ đầu tư Private Equity chào đón.

Chuẩn bị kiến thức

Kiến thức chắc chắn về Corporate Finance là vô cùng quý giá để chuẩn bị cho nghề nghiệp trong một công ty PE.

Điều rất quan trọng là các bạn cần có hiểu biết vững vàng về Financial Accouting. Tiếp theo đó là cách xác định giá trị của một doanh nghiệp hay một dự án đầu tư mới (Corporate Valuation). Các bạn cũng không thể bỏ qua thị trường chứng khoán phái sinh (Financial Derivative Assets). Và sự nắm bắt những nguyên lý hoạt động của thị trường tài chính (Capital Markets) sẽ là cơ sở cho công việc hàng ngày của bạn.

Nếu bạn muốn có tất cả những kiến thức và kỹ năng này thì chương trình đạo tào chuyên sâu về tài chính (Corporate Finance Series) của chúng tôi sẽ giúp bạn một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Institutional Investors

Các quỹ đầu tư lớn (Institutional Asset Managers), thường được biết đến như là Bên Mua (Buy-Side), có rất nhiều vị trí với những chức năng khác nhau:

Khái niệm Bên Mua (Buy-Side) là do các quỹ đầu tư dùng tiền đang quản lý để mua cổ phần, trái phiếu, các sản phẩm tài chính phái sinh từ Bên Bán (Sell-Side) hoặc các nhà môi giới (Dealer). Các quỹ đầu tư cũng có thể đầu tư tiền vào những doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển (Start-up company).

Các chuyên gia làm việc trong một quỹ đầu tư có đầu óc phân tích, tầm nhìn chiến lược, và rất chuyên nghiệp. Số giờ làm việc mỗi ngày thường rất dài. Và mức thu nhập tương xứng với sự thành công của các thương vụ đầu tư. Chính điều này mở ra triển vọng lương thưởng đặc biệt cao cho những người có khả năng và quyết tâm lớn.

Các chuyên gia phân tích ở Bên Mua thường thực hiện các nghiên cứu và đưa ra đề xuất về các thương vụ đầu tư có tiềm năng đem về lợi nhuận. Các chuyên gia đó sẽ không trực tiếp thực hiện thương vụ, mà thay vào đó là chuyển những phương án đã được nghiên cứu kỹ lên ban lãnh đạo quỹ. Nhiệm vụ chính của họ là đánh giá mỗi dự án đầu tư dựa theo tiêu chí và chiến lược đầu tư của quỹ, với mục đích quan trọng nhất là lợi nhuận và số tiền sẽ thu được.

Một cách tự nhiên, các quỹ đầu tư hiểu rằng khả năng cạnh tranh của họ phụ thuộc phần lớn vào các chuyên gia phân tích. Vì vậy, những đề xuất và lời khuyên của chuyên gia phân tích thường được trọng dụng và tin dùng. Về phía mình, các chuyên gia phân tích phải duy trì được mức độ tin tưởng cao và làm việc đặc biệt nghiêm túc, tránh đưa ra những khuyến cáo không hiệu quả dẫn đến uy tín của mình bị xói mòn.

Mặc dù có nhiều thử thách và áp lực rất lớn, làm việc cho các quỹ đầu tư đem đến danh tiếng và nhiều quyền lợi. Những chuyên gia phân tích muốn làm việc cho một quỹ đầu tư phải có một lý lịch uy tín với những bằng chứng cụ thể về các thành công đã đạt được.

Một chuyên gia phân tích thông thường chuyển sang làm cho Bên Mua (Buy-Side) sau một số năm làm việc ở Bên Bán (Sell-Side). Kiến thức và kinh nghiệm là những vũ khí bắt buộc phải có nếu các bạn muốn làm việc trong lĩnh vực này. Các khóa học trong chương trình Corporate Finance Series của chúng tôi sẽ là một khởi đầu tốt cho các bạn.

Commercial Banking Career Overview

Các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tín dụng như các khoản vay có kỳ hạn, các dịch vụ quản lý tiền, và các sản phẩm đem lại thu nhập cố định khác. Với vai trò là chuyên gia phân tích tín dụng hoặc cán bộ cho vay, các bạn sẽ đưa ra lời khuyên và giải pháp phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. Đó là những người cần vốn để phát triển kinh doanh, mua nhà, mua thiết bị, hoặc các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày.

Bắt đầu sự nghiệp trong ngành ngân hàng thương mại

Sau khi tốt nghiệp đại học, các bạn thông thường bắt đầu công việc cho một ngân hàng thương mại như là một nhân viên phân tích tín dụng (credit analyst). Nếu có bằng MBA, các bạn thông thường sẽ bắt đầu với vị trí giám đốc bộ phận (Account Manager) hoặc là giám đốc khối cho vay (Loan Officer). Rất nhiều người sẽ phấn đấu từ vị trí nhân viên lên giám đốc bộ phận sau một thời gian làm việc mà không theo học một chương trình MBA.

Một nhân viên phân tích tín dụng (Credit Analyst) được giao nhiệm vụ phân tích những thông tin sau của khách hàng:

  • Báo cáo tài chính (Financial statements)
  • Lợi thế cạnh tranh (Competitive position)
  • Lĩnh vực hoạt động (Industry)
  • Đội ngũ nhân sự quản lý (Management team)

Nhân viên phân tích sau đó sẽ chuẩn bị một hồ sơ tín dụng (Application for Credit) trong đó xác định cấu trúc, điều khoản, và chi phí liên quan đến yêu cầu được hỗ trợ vốn từ khách hàng.

Một giám đốc bộ phận (Account Manager) sẽ tập trung vào phát triển kinh doanh và giao tiếp với khách hàng nhiều hơn. Vai trò chính của giám đốc bộ phận là tìm kiếm các khách hàng mới cho ngân hàng và duy trì mối quan hệ với các khách hàng đang có. Giám đốc bộ phận sẽ làm việc chặt chẽ với các đồng nghiệp ở mảng tín dụng để đem tới những kết quả tốt cho khách hàng.

Giờ làm việc thông thường là từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều, mặc dù có thể dài hơn tùy thuộc vào mức độ khẩn cấp của một yêu cầu vay vốn.

Tính cách phù hợp
  • Tư duy phân tích
  • Thân thiện
  • Có động lực vươn lên
  • Có khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng
Chuẩn bị kiến thức và kỹ năng

Kiến thức chắc chắn về Corporate Finance là vô cùng quý giá để chuẩn bị cho nghề nghiệp trong một ngân hàng đầu tư.

Điều rất quan trọng là các bạn cần có hiểu biết vững vàng về Financial Accouting. Tiếp theo đó là cách xác định giá trị của một doanh nghiệp hay một dự án đầu tư mới (Corporate Valuation). Các bạn cũng không thể bỏ qua thị trường chứng khoán phái sinh (Financial Derivative Assets). Và sự nắm bắt những nguyên lý hoạt động của thị trường tài chính (Capital Markets) sẽ là cơ sở cho công việc hàng ngày của bạn.

Nếu bạn muốn có tất cả những kiến thức và kỹ năng này thì chương trình đạo tào chuyên sâu về tài chính (Corporate Finance Series) của chúng tôi sẽ giúp bạn một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Equity Research Analyst

Equity Research” là nghiên cứu về hoạt động kinh doanh và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp để đưa ra quyết định mua hay bán cổ phiếu của những công ty đó. Nghiên cứu này cũng có thể áp dụng với chủ đầu tư tiềm năng muốn xác định giá trị của doanh nghiệp trước khi mua.

Tâm lý chung là so với “Investment Banking“, “Equity Research” có vẻ không thu hút bằng và có thu nhập thấp hơn. Tuy nhiên thực tế không hoàn toàn như vậy. Mỗi công việc có vai trò, trách nhiệm, và số giờ làm việc khác nhau. “Equity Research” cũng rất hấp dẫn cho những người có tính cách và khả năng phù hợp.

Equity Research” có khuynh hướng tập chung vào một số chủ đề sau.

Phân tích tài chính

Tính toán các chỉ số khác nhau (Ratios) trong báo cáo tài chính của một công ty và so sánh chúng với tiêu chuẩn chung (Baseline) của các doanh nghiệp khác trong cùng ngành công nghiệp để xác định tình hình tài chính, thu nhập và dòng tiền của công ty đó.

Phân tích báo cáo tài chính cũng có thể chỉ ra những yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu của công ty trong tương lai. Những khoản vay có thể dẫn đến khó khăn trong việc chi trả và có thể làm công ty phá sản nếu điều này xảy ra.

Dự báo

Kết hợp phân tích báo cáo tài chính với dự báo hoạt động của công ty trong tương lai. Những nghiên cứu này có thể liên quan đến xây dựng mô hình tài chính (Financial Modeling) cho những kịch bản khác nhau để đánh giá xem chúng ảnh hưởng đến công ty và giá trị cổ phiếu như thế nào.

“Equity Research” phù hợp với người nào?
  • Có khả năng làm việc độc lập
  • Chú ý đến chi tiết
  • Nhạy bén
  • Tư duy toán học
  • Hướng nội
Điểm bắt đầu

Các chuyên gia bắt đầu làm việc ở bộ phận Equity Research thường được tuyển mộ từ những chương trình MBA trên toàn thế giới. Thông thường sẽ mất từ hai đến bốn năm làm việc ở vị trí chuyên gia phân tích trước khi trở thành giám đốc bộ phận Equity Research.

How to become a world-class financial analyst?

Chuẩn bị nghề nghiệp

Kiến thức chắc chắn về Corporate Finance là vô cùng quý giá để chuẩn bị cho nghề nghiệp trong một ngân hàng đầu tư.

Điều rất quan trọng là các bạn cần có hiểu biết vững vàng về Financial Accouting. Tiếp theo đó là cách xác định giá trị của một doanh nghiệp hay một dự án đầu tư mới (Corporate Valuation). Các bạn cũng không thể bỏ qua thị trường chứng khoán phái sinh (Financial Derivative Assets). Và sự nắm bắt những nguyên lý hoạt động của thị trường tài chính (Capital Markets) sẽ là cơ sở cho công việc hàng ngày của bạn.

Nếu bạn muốn có tất cả những kiến thức và kỹ năng này thì chương trình đạo tào chuyên sâu về tài chính (Corporate Finance Series) của chúng tôi sẽ giúp bạn một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Exit mobile version